Nghiên cứu sản xuất bao bì từ vỏ khoai tây và trái cây

Các nhà nghiên cứu Đại học Sain Malaysia (USM) và PepsiCo Anh Quốc đang phát triển việc sử dụng các vỏ trái cây và khoai tây thải ra làm nguyên liệu sản xuất bao bì phù hợp với môi trường và ước tính trong tương lai gần sẽ giới thiệu loại bao bì này ra thị trường.

Bao bì từ vỏ khoai tây

Phát biểu trên chương trình BBC Radio 4, ông Richard Evans Chủ tịch PepsiCo UK và Ireland nói công ty đang nghiên cứu tỉ mỉ xem liệu tinh bột từ vỏ khoai tây thải ra có thể sản xuất ra loại bao bì sinh học-thân thiện môi trường, tự phân huỷ, dùng cho sản phẩm khoai tây chiên giòn không.

Nhà máy sản xuất khoai tây lát tại Leicester của PepsiCo, một công ty sản thực phẩm và nước giải khát khổng lồ là nhà máy lớn nhất của loại hình này trên thế giới, chủ yếu sản xuất khoai tây chiên giòn thương hiệu Walkers và các sản phẩm snack khác.


Sản phẩm khoai tây chiên Walkers sẽ sớm sử dụng bao bì từ nguyên liệu vỏ khoai tây

Ông Evans cho biết, PepsiCo UK đang nhắm đến mục đích sản xuất bao bì từ vỏ khoai tây bỏ ra, mà hiện đang đưa làm thức ăn cho gia súc và dùng tái chế cho công việc khác, có thể được giới thiệu đến một số cửa hàng bán lẻ tại Anh Quốc trong vòng 18 đến 24 tháng tới.

“Trong thực tế, nếu nghĩ về tinh bột dính như thế nào; bạn có thể gom một lượng lớn lại với nhau và tạo ra một lớp tinh bột và ổn định”, ông giải thích thêm.

Evans cho biết, nhóm nghiên cứu đã phát triển bao bì nhỏ làm từ cellulose có nguồn gốc bột gỗ, từ nguồn tài nguyên tái tạo và bền vững, các khu rừng trồng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council).

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng bao bì giấy làm từ bột gỗ có xu hướng “ồn” và “nhăn” và công ty đã lo lắng hậu quả là người tiêu dùng có thể quay lưng với sản phẩm – một vấn gần đây qua kinh nghiệm của công ty chị em của nó – Frito Lay.

Các hãng sản xuất đồ ăn nhẹ Hoa Kỳ quay trở lại bao bì truyền thống cho nhãn hiệu SunChips sau khi việc bán hàng giảm và người tiêu dùng khiếu nại các túi đựng gây quá ồn ào.

Bao bì từ vỏ trái cây

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã phát triển một loại bao bì nhựa phân hủy sinh học từ vỏ trái cây nhiệt đới mà họ cho là bền và kinh tế trong sản xuất.

“Một trong những vấn đề môi trường lớn nhất mà thế giới phải đối mặt là nhựa phế thải. Hầu hết nhựa thương mại được làm từ dầu khí mà nó khó có thể phá vỡ và phân hủy, ” Giáo sư Tiến sĩ Hanafi Ismail lãnh đạo nhóm nghiên cứu nói, chỉ có 2% túi nhựa không phân huỷ được tái chế lại, đây là quá trình quá tốn kém.

Phát minh mới của nhóm được gọi là ‘FruitPlast “, ông nói trái cây nhiệt đới thải ra được chuyển đổi thành bột, sau đó đã được chế tạo thành màng nhựa phân hủy sinh học.

Tiến sĩ Hanafi (giữa) và nhà nghiên cứu Ooi Zhong Xian (phải) đang cầm mẫu nhựa FruitPlast. Tiến sĩ Noor Aziah cho thấy một gói Greenana Mì được làm từ chuối xanh.

“Cho đến nay, chúng tôi đã cố gắng thử nghiệm vỏ của ba loại trái cây – chôm chôm, chuối và mít. Nhựa sản xuất từ các loại trái cây này có cả sức bền như dệt may và độ ” kéo giãn” đạt so với nhựa thông dụng”, tiến sĩ Hanafi, giảng viên từ trường đại học USM – khoa Vật liệu và Kỹ thuật Tài nguyên khoáng sản nói.

Ông giải thích thêm, cũng như quá trình sử dụng công nghệ với chi phí thấp, nó đã đạt hiệu quả về chi phí hơn so với nhựa phân hủy sinh học khác được làm từ vỏ cây mía hay ngô.

Đại học Sain Malaysia (USM) là người đi tiên phong đối với sản phẩm Fruitplast, giáo sư Hanafi Ismail cho biết, ý tưởng dùng trái cây thải ra để sản xuất nhựa là từ nhận thức được tiềm năng của nhựa phân hủy sinh học, được dự báo sẽ tăng lên đến 30% năm.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, sản phẩm Fruitplast của họ, ước tính rẻ hơn 10% so với nhựa thương mại có nguồn gốc từ dầu mỏ (PE, PP) và có thể phân hủy trong vòng 3-6 tháng, Hơn nữa, họ cho biết thêm, nó có thể “cạnh tranh chất lượng với các sản phẩm nhựa thương mại hiện đang có trên thị trường.”

“Phát minh này cũng có triển vọng rất lớn về thương mại không chỉ ở Malaysia mà còn trên toàn thế giới bởi nó dựa trên khái niệm về tính bền vững, giá rẻ và là sự kiện xuất sắc cho ngành công nghiệp bao bì” Giáo sư Hanafi nói thêm. “Độ bền của nhựa cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn đã được xác định và nếu nó không tiếp xúc với các yếu tố (đất và khí hậu), sản phẩm Fruitplast có thể giữ được nguyên tính chất ban đầu của nó cho đến hai năm.”

Theo Tiến sĩ Hanafi, đây là một phát minh đầu tiên trong cả nước, hiện đang trong quá trình được cấp bằng sáng chế và có thể đưa ra thị trường trong vòng một năm.

Sản phẩm FruitPlast, nghiên cứu trong 3 năm và được trường đại học USM cấp kinh phí 900.000 đồng Ringgits Malaysia (# 291.000 USD) cùng với nghiên cứu mì Greenana.

Trường đại học, người tài trợ cho dự án cho biết, Fruitplast đã giành huy chương vàng tại Triển lãm quốc tế về Phát minh, Đổi mới và Công nghệ (ITEX) 2010, tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay